
Chức năng chính của dầu nhờn
Bôi trơn
Dầu nhờn có tác dụng bôi trơn làm giảm sự ma sát và mài mòn do hai vật thể tiếp xúc với nhau đó là tạo ra màng dầu phân tách giữa hai bề mặt chuyển động.
Chức năng làm mát
Ma sát sinh ra nhiệt. Trong động cơ nhiệt do ma sát, do quá trình cháy nhiên liệu, dầu nhờn ở trạng thái lỏng chảy qua các bề mặt mat sát mang theo nhiệt độ và làm mát các vật liệu
Chức năng bảo vệ bề mặt
Sự tiếp xúc các chi tiết máy với các tác nhân gây ăn mòn như: ôxy, độ ẩm của không khí, khí thải hay khí cháy từ nhiên liệu đốt trong động cơ, môi trường làm việc, bề mặt vật liệu bị ôxy hóa hay bị ăn mòn.
Dầu nhờn có tác dụng tạo ra một lớp màng bao phủ các bề mặt chi tiết ngăn cách sự tiếp xúc với các yếu tố trong môi trường.
Chức năng làm sạch
Các hiện tượng mùn kim loại, bụi, cát sạn trong không khí, chất nhiễm bẩn sinh ra do quá trình cháy, bào mòn vật liệu.
Dầu nhờn ở trạng thái lỏng chảy qua các bề mặt chuyển động và kéo theo các chất nhiễm bẩn đưa về cac-te
Chức năng làm kín
Động cơ ô tô: Tại vị trí piston – xi lanh
Máy phát, bơm thủy lực …. Áp suất làm việc rất lớn.
Yêu cầu độ kín cao.
Dầu nhờn có tác dụng về khả năng bám dính và tạo màng đã lấp kín các khe hở bảo đảm quá trình làm việc ổn định cho các thiết bị, khí cháy trong động cơ không lọt được xuống cac-te giúp động cơ phát huy được công suất tối đa